Hiện nay, thị trường Chiller được chia thành 2 dòng sản phẩm chính: Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước. Hệ thống Chiller có chức năng làm mát, giải nhiệt điều hòa cho máy móc công nghiệp. Hỗ trợ quy trình sản xuất của nhà máy, xí nghiệp trở nên an toàn, suôn sẻ hơn.
Việc lắp đặt bảo trì bảo dưỡng Chiller là một trong những việc hết sức quan trọng trong việc vận hành hệ thống điều hòa trung tâm chiller tại cơ sở nhằm tạo cho hệ thống chiller những kiểm soát đo đếm được cũng như tránh được các hỏng hóc không đáng có và các sự cố bất chợt xảy ra trong quá trình hoạt động và vận hành máy.
Trong quá trình sử dụng chiller, nếu bạn có một chút kiến thức và tìm hiểu về sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể nhận biết được những dấu hiệu báo động để biết cách bảo dưỡng phù hợp. Một số dấu hiệu sau đây mà bạn cần nắm bắt như:
– Hệ thống của chiller báo động về lỗi rơ le áp suất cao HP, rơ le áp suất thấp LP. Khi máy lạnh làm việc ở áp suất cao Hp, trường hợp mất nước sẽ làm cho việc làm mát bị ngưng, hỏng. Khi áp suất thấp giảm quá mức, khả năng làm lạnh sẽ kém, bám tuyết trên dàn làm lạnh và ống đồng, chảy nước. Khi này, bạn cần bảo dưỡng chiller về mặt kỹ thuật tốt
– Khả năng giải nhiệt của máy lạnh kém, không điều hòa phù hợp tới cả căn phòng mà khi quá lạnh, khi lại quá kém gây ảnh hưởng tới hiệu suất. Lựa chọn bảo dưỡng chiller phù hợp bạn có thể giải quyết nhanh vấn đề này.
– Các hệ thống của chiller bị dính nhiều bụi bẩn, cặn bẩn như hệ thống tuần hoàn nước, tháp giải nhiệt.
– Lưu lượng nước cung cấp cho máy lạnh không được ổn định, nhất là thiếu nước, khiến cho máy lạnh khó có thể hoạt động điều hòa.
– Bảo dưỡng chiller khi máy lạnh giảm hiệu suất sau một thời gian ngắn sử dụng, nhiệt độ giản ngưng và khả năng máy nén bị tăng cao.
YESCO là địa chỉ uy tín tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ Bảo dưỡng CHILLER Nếu quý khách hàng có nhu cầu bảo dưỡng CHILLER, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi 0936022114 kỹ thuật viên của YESCO sẽ có mặt ngay sau 15 – 30 phút để hỗ trợ quý khách hàng! YESCO có Kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm Bảo dưỡng CHILLER tại Hà Nội để đưa ra giải pháp.
Mục Lục
- 1 A. CHILLER GIẢI NHIỆT GIÓ:
- 2 B. CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC:
- 3 Các bước bảo trì hệ thống chiller giải nhiệt nước
- 4 Bước 1. Vệ sinh làm sạch chiller:
- 5 1.1 Làm sạch chiller vật lý:
- 6 1.2 Làm sạch chiller bằng hóa chất:
- 7 1.3 Vệ sinh làm sạch chiller bằng súng:
- 8 Bước 2. Vệ sinh, bảo trì ống dẫn nước chiller:
- 9 2.1 Nguyên lý xử lý nước cho hệ thống chiller:
- 10 2.2 Chất xử lý nước:
- 11 2.3 Chất ức chế ăn mòn:
- 12 2.4 Chất tạo màng trước:
- 13 2.5 Chất khử cặn:
- 14 2.6 Diệt khuẩn trong quá trình bảo trì chiller giải nhiệt nước:
- 15 Bước 3: Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt:
A. CHILLER GIẢI NHIỆT GIÓ:
6 Bước Bảo dưỡng Chiller giải nhiệt Gió chi tiết:
Bước 1: Tắt toàn bộ hệ thống
Trước khi tiến hành thực hiện bảo dưỡng Chiller Giải Nhiệt Gió, bạn cần ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho hệ thống. Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Bước 2: Vệ sinh Dàn ngưng tụ.
Kỹ sư bảo trì bảo dưỡng dùng bao nilon lớn để che kín tủ điện. Sau đó, dùng máy bơm nước áp lực phun xịt rửa dàn ngưng tụ. Lưu ý, khi thực hiện phải để cho luồng nước phin vuông góc với giàn bay hơi. Để tránh gây hiện tượng bẹp giàn, làm giảm hiệu quả giải nhiệt làm mát nước.
Bước 3: Vệ sinh dàn bay hơi.
+ Đầu tiên, cần khóa van cấp nước và van hồi nước cho dàn bay hơi.
+ Sau đó, lắp bơm nước tuần hoàn thêm vào hệ thống.
+ Tùy vào tình hình bám bẩn bên trong dàn mà kỹ sư bảo dưỡng sẽ đưa ra quyết định nên dùng phương pháp nào để làm sạch dàn bay hơi. Có thể châm hóa chất và cho chạy tuần hoàn bên trong hệ thống. Cần lưu ý cân nhắc liều lượng pha chế, không nên quá ít hoặc quá nhiều. Nếu lạm dụng hóa chất sai cách, có thể gây nên tình trạng ăn mòn Chiller.
Hóa chất sau khi thêm vào hệ thống sẽ được chạy tuần hoàn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi chạy xong, tiến hành thay nước liên tục để trung hòa hết lượng hóa chất bên trong hệ thống. Đến khi độ pH của nước đạt mức trung hòa thì ngừng.
Bước 4: Lau sạch vỏ ngoài, vệ sinh tủ điều khiển.
- Bộ phận vỏ ngoài Chiller giải nhiệt gió và tủ điều khiển cũng cần được lau bằng khăn sạch mềm. Phủi bụi bẩn để đem đến cảm quan “đẹp như mới”, tránh trường hợp bụi bẩn rơi vào các rãnh, kẽ.
- Kiểm tra các chân kết nối của khởi, Biến tần, PLC kiểm tra lại hệ thống điều khiển tủ điện.
Bước 5: Kiểm tra máy nén:
- Kiểm tra áp suất cao áp, thấp áp máy nén.
- Dòng điện khởi động và làm việc máy nén.
- kiểm tra âm thanh khi chạy có tiếng kêu lạ hay không.
- Các cảm biến, van tiết lưu còn hoạt động bình thường.
Bước 6: Khởi chạy hệ thống, kiểm tra và bàn giao:
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình Bảo dưỡng Chiller giải nhiệt gió. Kỹ sư bảo dưỡng cần kiểm tra lại tổng thể toàn bộ thiết bị: từ dòng điện, điện áp, áp suất, nhiệt độ, chất lượng nước đầu vào và ra,…. Ghi toàn bộ số liệu vào nhật ký vận hành của máy và đánh giá, so sánh kết quả.
B. CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC:
Hình ảnh Nguyên lý hệ thống giải nhiệt nước
Các bước bảo trì hệ thống chiller giải nhiệt nước
Bước 1. Vệ sinh làm sạch chiller:
- Mục đích của việc làm sạch chiller giải nhiệt nước. Tăng tỷ lệ trao đổi nhiệt giảm tải chiller. Giảm tiêu thụ năng lượng; chống ăn mòn và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
1.1 Làm sạch chiller vật lý:
- Một loại phương pháp làm sạch hệ thống nước tuần hoàn. Hoặc thiết bị của nó thông qua các phương pháp vật lý hoặc cơ học. Các phương pháp làm sạch vật lý thường được sử dụng bao gồm động cơ chính thông qua súng. Tức là thông qua khí nén hoặc các dụng cụ thủ công như quả đấm, nút cao su, chổi nylon hoặc thép tròn qua ống trao đổi nhiệt để loại bỏ cặn bẩn hoặc tắc nghẽn trong ống.
1.2 Làm sạch chiller bằng hóa chất:
- Là phương pháp làm sạch làm tan, lỏng, rơi ra. Hoặc bong tróc lớp cặn bám trong thiết bị được làm sạch do tác dụng của hóa chất. Các phương pháp làm sạch bằng hóa chất thường được sử dụng bao gồm làm sạch bằng axit, làm sạch bằng kiềm. Làm sạch bằng chất tạo phức, làm sạch bằng khử trùng, v.v. Làm sạch bằng hóa chất thường được sử dụng để loại bỏ cặn cứng và cặn bám ở các chỗ uốn cong và khớp nối trong thiết bị và đường ống.
1.3 Vệ sinh làm sạch chiller bằng súng:
- Thành trong của ống đồng phải không có c:ặn và tạp chất. Lưu ý rằng các bu lông có tác dụng chống rỉ đo độ kín nước của áp suất. Vệ sinh dàn chính làm mát bằng gió : súng nước của máy giặt được điều chỉnh theo hình dạng cột nước, sau khi rửa từng bộ phận của dàn chính làm mát bằng gió một lần, hãy sử dụng chất làm sạch vây chuyên nghiệp để phun đều lên cánh tản nhiệt. , đợi phản ứng của nó và rửa sạch bằng súng nước sau khi tạo bọt, Cho đến khi không còn cặn, lau khô
Bước 2. Vệ sinh, bảo trì ống dẫn nước chiller:
2.1 Nguyên lý xử lý nước cho hệ thống chiller:
- Các chất xử lý nước điều hòa trung tâm khác nhau. Thường được thêm vào hệ thống nước làm mát điều hòa trung tâm và hệ thống nước lạnh. Chẳng hạn như chất ức chế ăn mòn và cáu cặn. Chất phân tán và diệt khuẩn để ổn định các ion đóng cặn trong nước. Nguyên tắc là hòa tan ổn định các ion canxi và magie trong nước thông qua quá trình tạo phức chelate thông qua quá trình chelate hóa, tạo phức và hấp phụ và phân tán, đồng thời có tác dụng phân tán tốt đối với các chất keo như oxit sắt và silic đioxit.
2.2 Chất xử lý nước:
- Chất làm sạch xử lý nước được thêm vào hệ thống tuần hoàn nước của thiết bị. Tác nhân này được chia thành. chất ức chế ăn mòn, chất ức chế cáu cặn, chất tạo màng trước, chất tẩy cặn và chất diệt khuẩn
2.3 Chất ức chế ăn mòn:
- Nó có thể kiểm soát sự ăn mòn và bảo vệ thiết bị tạo thành một lớp màng bảo vệ. Không tan trong nước hoặc không hòa tan trên bề mặt kim loại để cản trở phản ứng hydrat hóa của các ion kim loại hoặc phản ứng oxy hòa tan. Do đó ức chế phản ứng ăn mòn. Antiscalant có thể ngăn ngừa sự đóng cặn.
2.4 Chất tạo màng trước:
- Để tạo thành một lớp màng bảo vệ chống ăn mòn rất mỏng trên bề mặt kim loại bên trong của tất cả các thiết bị và đường ống trao đổi nhiệt trong hệ thống nước.
2.5 Chất khử cặn:
- Ổn định các ion tạo cặn trong nước Nguyên tắc là hòa tan ổn định các ion canxi và magie trong nước thông qua quá trình tạo phức chelate thông qua quá trình tạo phức, hấp phụ và phân tán. Các chất keo như silicon dioxide có tác dụng phân tán tốt.
2.6 Diệt khuẩn trong quá trình bảo trì chiller giải nhiệt nước:
- Có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự hình thành của vi sinh vật và tảo. Xử lý chất lượng nước phải được thực hiện trên hai khía cạnh:
- Công thức của thuốc, ức chế ăn mòn, ức chế cáu cặn và khử trùng không thể là một phần chất thải.
- Điều chỉnh chỉ số chất lượng nước Ngoài hóa chất, chất lượng nước còn có các chỉ số ảnh hưởng đến sự ăn mòn và đóng cặn như độ đục, độ pH, độ kiềm, ion canxi, ion clorua,… Các tiêu chuẩn chất lượng nước phải được điều chỉnh trong phạm vi yêu cầu bởi công thức dược phẩm, Đó là, chúng ta phải chú ý đến cái trước và cái sau.
Bước 3: Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt:
- Tắt máy bơm để tiến hành bảo trì.
- Giữ lại một lượng nước nhất định trong tháp để hòa tan lượng hóa chất tẩy rửa. Người sử dụng hóa chất tẩy rửa phải đảm bảo am hiểu về hóa chất cũng như nồng độ sử dụng để đảm bảo không nguy hại đến thấp. Phải đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng hóa chất tránh tình trạng bị bỏng, đổ, tràn ra ngoài làm hư hại các thiết bị khác. Sau khi đổ hóa chất vào tháp thì chúng ta bắt đầu mở các vấn cần thiết trong tháp và đường ống. Bật bơm nước lên để hóa chất có thể chạy tuần hoàn trong ống và tháp để tẩy rửa hết các chất bẩn cũng như cặn canxi, magie…
- Sau một thời gian chạy tuần hoàn trong tháp giải nhiệt, thì chúng ta bắt đầu xả hóa chất. Khi xả phải cho hóa chất trung hòa chất tẩy rửa trước khi xả nước ra môi trường, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cho nước chạy tuần hoàn trong đường ống đồng thời xả toàn bộ hóa chất trên đường ống. Thử độ PH của nước xả( sử dụng quỳ tím..), nếu nước xả trung tính thì hệ thống đã đảm bảo yêu cầu.
- Tháo dời các ống phân phối nước để vệ sinh sạch rong rêu, chất bẩn… Sau khi vệ sinh xong thì phải lắp đặt đường ống lại đúng như lúc bạn đầu.
- Thông thường sau 6 tháng sử dụng liên tục tháp giải nhiệt thì khi bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống cần phải thay dầu một lần. Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trên tháp, đảm bảo lượng dầu không bị hao hụt, nếu cần thì phải bổ sung ngay. cần chú ý dầu có bị cô đặc không, nếu có thì cần phải thay ngay.
- Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an toàn không bị cháy nổ, chập điện trong quá trình sử dụng.
- Cần vệ sinh sạch sẽ và các thiết bị. Đảm bảo tháp sạch sẽ, không rêu mốc, bụi bẩn… thì đã đạt yêu cầu.
Bước 4. Khởi chạy hệ thống, kiểm tra và bàn giao:
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình Bảo dưỡng Chiller giải nhiệt gió. Kỹ sư bảo dưỡng cần kiểm tra lại tổng thể toàn bộ thiết bị: từ dòng điện, điện áp, áp suất, nhiệt độ, chất lượng nước đầu vào và ra,…. Ghi toàn bộ số liệu vào nhật ký vận hành của máy và đánh giá, so sánh kết quả.
YESCO là địa chỉ uy tín tại Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ Bảo dưỡng CHILLER Nếu quý khách hàng có nhu cầu bảo dưỡng CHILLER, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi 0936022114 kỹ thuật viên của YESCO sẽ có mặt ngay sau 15 – 30 phút để hỗ trợ quý khách hàng! YESCO có Kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm Bảo dưỡng CHILLER tại Hà Nội để đưa ra giải pháp.